Hàm Left và hàm Right là 2 hàm xử lí chuỗi rất hay, nó kết hợp với nhiều hàm để xử lí dữ liệu một cách nhanh chóng. Trong bài viết hôm nay, mình sẽ hướng dẫn các bạn Cách sử dụng hàm Left và hàm Right trong Excel, chi tiết và dễ hiểu qua các ví dụ cụ thể.
Cách sử dụng hàm Left Right trong Excel
I.Công dụng và cú pháp của hàm Left trong Excel.
1.Công dụng:
Hàm LEFT trong Excel, được sử dụng để trả về số lượng kí tự nhất định, từ mở đầu của một chuỗi, ( hoặc nói cách khác là lấy kí tự bên trái của chuỗi).
2.Cú pháp:
LEFT(text, n) hoặc LEFT(text, [num_chars])
Trong đó:
Text (bắt buộc): thể hiện chuỗi kí tự. Đóng vai trò như khung tham chiếu của ô chứa văn bản.
n là số kí tự cần trích dẫn ra từ chuỗi kí tự (không bắt buộc), tham số này có thể có hoặc không, nếu không có tham số, Excel mặc định giá trị là 1.
Ví dụ, để trích xuất 3 kí tự đầu tiên từ chuỗi kí tự “Tinvanphong.com”, ta dùng công thức:
=LEFT(“Tinvanphong.com”, 3) =Tin
Các tham số trong hàm Left trên là:
Text: “Tinvanphong.com -> chuỗi kí tự phải có dấu “” vì ở nó đang dạng Text.
n là 3-> là số kí tự được trích xuất ra từ chuỗi dữ liệu là “Tinvanphong.com
3.Ví dụ về hàm LEFT.
3.1. Hàm Left đơn giản:
Cho ví dụ như sau, yêu cầu dùng hàm Left để lấy kí tự đầu tiên của Mã hàng.
Bước 1: Tại ô c3, ta làm công thức như sau:
C3=LEFT(A3,1)
Trong đó :A3 là mã hàng, 1 là lấy 1 kí tự đầu tiên của mã hàng.
Sau khi nhập công thức, ta được được quả như hình bên dưới.
Bước 2: Sau khi hiển thị kết quả tại ô C3, các bạn để chuột phía dưới góc phải của ô C3, đến khi xuất hiện dấu +, dùng chuột kéo xuống hết cột C11, lúc nãy sẽ xuất hiện kết quả của các ô còn lại.
3.2. Hàm Left kết hợp với hàm IF:
Cho bảng ví dụ như bên dưới, yêu cầu tính cột Xuất như sau: Nếu Mã hàng có ký tự đầu là A thì Xuất = 60% * Nhập.
Bước 1: Tại ô C3, ta có công thức
C3 =IF(LEFT(A3,1)=”A”,B3 *60)/100
Diễn giải:
Nếu kí tự đầu tiên của mã hàng(ô A3) là A, thì cột Nhập(ô B3) sẽ * 60%(các bạn có thể tính *60 rồi / cho 100 hoặc có thể * cho 0.6, cũng cho ra kết quả giống nhau).
Bước 2: Sau khi hiển thị kết quả tại ô C3, các bạn để chuột phía dưới góc phải của ô C3, đến khi xuất hiện dấu +, dùng chuột kéo xuống hết cột C11, lúc nãy sẽ xuất hiện kết quả của các ô còn lại.
II.Công dụng và cú pháp của hàm Right trong Excel.
1.Công dụng:
Hàm RIGHT trong Excel được sử dụng để lấy kí tự bên phải của một chuỗi.
2.Cú pháp:
RIGHT(text, n) hoặc RIGHT(text, [num_chars])
Trong đó:
Text (bắt buộc): thể hiện chuỗi kí tự. Đóng vai trò như khung tham chiếu của ô chứa văn bản.
n là số kí tự cần trích dẫn ra từ chuỗi kí tự (không bắt buộc), tham số này có thể có hoặc không, nếu không có tham số, Excel mặc định giá trị là 1.
Ví dụ, để trích xuất 3 kí tự bên phải từ chuỗi kí tự “Tinvanphong.com”, ta dùng công thức:
=RIGHT(“Tinvanphong.com”, 3) =com
Các tham số trong hàm Right trên là:
Text: “Tinvanphong.com -> chuỗi kí tự phải có dấu “” vì ở nó đang dạng Text.
n là 3-> là số kí tự được trích xuất ra từ chuỗi dữ liệu là “Tinvanphong.com”.
3.Ví dụ về hàm RIGHT.
3.1 Hàm Right đơn giản:
Cho ví dụ như sau, yêu cầu dùng hàm Right để lấy kí tự cuối cùng của Mã hàng.
Bước 1: Tại ô D3, ta làm công thức như sau:
D3=RIGHT(A3,1)
Trong đó : A3 là mã hàng, 1 là lấy 1 kí tự đầu tiên của mã hàng.
Sau khi nhập công thức, ta được được quả như hình bên dưới.
Bước 2: Sau khi hiển thị kết quả tại ô D3, các bạn để chuột phía dưới góc phải của ô D3, đến khi xuất hiện dấu +, dùng chuột kéo xuống hết cột D11, lúc nãy sẽ xuất hiện kết quả của các ô còn lại.
3.2 Hàm Right kết hợp với hàm IF:
Cho bảng ví dụ như bên dưới, yêu cầu tính cột Đơn giá như sau. Nếu Mã hàng có ký tự cuối là Y thì Đơn giá = 150,000.
Bước 1: Tại ô C3, ta có công thức
D3 =IF(RIGHT(A3,1)=”Y “,150000)
Diễn giải:
Nếu kí tự cuối của mã hàng(ô A3) là Y, thì cột Đơn giá(ô D3) sẽ bằng 150,000.
Bước 2: Sau khi hiển thị kết quả tại ô D3, các bạn để chuột phía dưới góc phải của ô D3, đến khi xuất hiện dấu +, dùng chuột kéo xuống hết cột D11, lúc nãy sẽ xuất hiện kết quả của các ô còn lại.
Tại ô D4, kết quả trả về là FALSE, có nghĩa là A3 và D4 không giống nhau, tại ô D4 chữ cuối cùng là chữ N, tuy nhiên yêu cầu của đề bài là mã hàng =”A”. Vì vậy, mã hàng không bằng A thì nó sẽ là False.
Như vây, chúng ta đã thực hành các ví dụ về hàm Left và hàm Right, từ cơ bản đến các hàm lồng ghép. Ngoài ví dụ kết hợp với hàm If, các bạn có thể kết hợp với các hàm khác hay sử dụng như Vlookup, Search, Sumif,…Chúc các bạn thực hiện thành công nhé.
Tham khảo thêm các bài viết.
Cách sử dụng hàm Trim trong Excel