Hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn Hàm Trim, và cách sử dụng hàm Trim trong excel. Hàm này ít được các bạn biết đến, tuy nhiên nó cũng không kém phần quan trọng, nó dùng để xóa các khoảng trắng cần loại bỏ, nó thường được kết hợp với các hàm khác để giải quyết các bài toán khó. Sau đây mình sẽ hướng dẫn các bạn cách sử dụng hàm Trim trong Excel nhé.
Cách sử dụng hàm Trim trong Excel
I.Công dụng và cú pháp của hàm Trim trong Excel.
1.Công dụng của hàm Trim.
Hàm TRIM sẽ thực hiện loại bỏ các khoảng trống dư thừa.
Mặc dù các bạn có thể dung cách thủ công để xóa các khoảng trống dư thừa, tuy nhiên hàm Trim sẽ giúp các bạn thực hiện nhanh hơn, đặc biệt là đối với các bảng tính có dữ liệu nhiều.
2.Cú pháp của hàm Trim.
Cú Pháp: TRIM(text)
Trong đó: Text là đoan văn bản chứa khoảng trắng cần loại bỏ.
II.Cách sử dụng hàm Trim trong excel
1.Cách sử dụng của hàm Trim đơn giản.
Ví dụ 1: Yêu cầu dùng hàm Trim để xóa khoảng trắng trong cột Họ và tên.
Bước 1: Tại ô D3, chúng ta làm công thức như sau.
=D3(TRIM(B3)
Bước 2: Sau khi nhập công thức xong, các bạn nhấn Enter, tiếp sau đó các bạn để chuột phía góc phải, đến khi xuất hiện dấu +, các bạn kéo chuột xuống các dòng còn lại. Chúng ta có thể nhìn thấy kết quả sau khi hoàn thành, các khoảng trống đã được xóa bỏ.
Ví dụ 2: Yêu cầu dùng hàm Trim để xóa khoảng trắng đồng thời nối cột Họ và cột Tên.
Bước 1: Tại ô D3, chúng ta làm công thức như sau.
=D3(TRIM(B3)&” “&C3
Để nối cột Họ và cột tên, chúng ta dùng kết hợp thêm dấu &, sau đó là dấu ” “, các bạn chú ý trong dấu hai nháy các bạn phải cách ra.
Bước 2: Sau khi nhập công thức xong, các bạn nhấn Enter, tiếp sau đó các bạn để chuột phía góc phải, đến khi xuất hiện dấu +, các bạn kéo chuột xuống các dòng còn lại. Chúng ta có thể nhìn thấy kết quả sau khi hoàn thành, các khoảng trống đã được xóa bỏ.
Thật đơn giản để có thể xóa được các khoảng trắng không cần thiết phải không các bạn?
2.Cách sử dụng của hàm Trim kết hợp với các hàm khác.
Như đã trình bày với các bạn ở phần trên, hàm Trim còn có thể kết hợp với các hàm khác khác như VLOOKUP, SUMIF,….Chúng ta hãy tham khảo các ví dụ sau đây nhé.
Ví dụ 1: Hàm Vlookup kết hợp với hàm Trim
Để cho các bạn thấy được tác dụng của hàm Trim, đầu tiên mình sẽ làm hàm Vlookup để lấy Tên sản phẩm như hình bên dưới.
Bước 1: Tại ô C4 ta làm công thức như sau: VLOOKUP(B4,$H$4:$I$8,2,0), sau đó nhấn Enter.
Kết quả có được, là tên sản phẩm đều là #N/A, các bạn có biết nguyên nhân vì sao lại như vậy không?.Khi xuất hiện lỗi #N/A trong Excel, có nghĩa là dữ liệu tìm kiếm không có sẵn, hãy cùng tìm hiểu nhé.
Bên bảng chính ta lấy công thức, tại ô Mã hàng sau chữ Y có 1 khoảng trắng(trong excel khoảng trắng cũng được coi là 1 kí tự nhé các bạn), bên bảng dữ liệu sau chữ Y của mã hàng không có khoảng trắng, vì vậy việc tìm kiếm tên sản phẩm dựa theo mã sản phẩm sẽ không ra kết quả.
Bước 2: Để lấy được Tên sản phẩm thì chúng ta sẽ kết hợp hàm Vlookup và hàm Trim như sau nhé.
Tại ô C4 ta chỉ cần thêm chữ TRIM trước ô B4, chú ý đóng ngoặc ô B4 lại nhé các bạn.
Bước 3: Sau khi nhập công thức xong, các bạn nhấn Enter, tiếp sau đó các bạn để chuột phía góc phải, đến khi xuất hiện dấu +, các bạn kéo chuột xuống các dòng còn lại. Chúng ta có thể nhìn thấy kết quả sau khi hoàn thành.
Ví dụ 2: Hàm CONCATENATE kết hợp với hàm Trim
Kết hợp hàm TRIM với hàm CONCATENATE để nối cột Họ với cột Tên cho bảng số liệu sau.
Bước 1: Tại ô C4 ta làm công thức như sau:
=CONCATENATE(TRIM(B3)&” “&C3)
Bước 2: Sau khi nhập công thức xong, các bạn nhấn Enter, tiếp sau đó các bạn để chuột phía góc phải, đến khi xuất hiện dấu +, các bạn kéo chuột xuống các dòng còn lại. Chúng ta có thể nhìn thấy kết quả sau khi hoàn thành, các khoảng trống đã được xóa bỏ.
Như vậy, chúng tôi đã giới thiệu đến các bạn hàm Trim trong Excel. Hy vọng, nó sẽ giúp được các bạn trong công việc tốt hơn.
Tham khảo thêm các bài viết.
Cách in Excel trên một trang giấy A4